5 cách sử dụng rau má chữa cảm nắng tại nhà
Rau má chữa cảm nắng, say nắng bằng rau má là bài thuốc đã được nhắc đến nhiều trong các tài liệu y học cổ truyền. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều đó. Nhiều người không nghĩ rằng một loại rau dại mọc hoang lại có nhiều công dụng tuyệt vời đến vậy. Cùng khám phá cách chữa cảm nắng bằng rau má trong bài viết dưới đây nhé!
I. Thông tin tổng quan về chứng cảm nắng, say nắng
Bước vào mùa nắng nóng, khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 37, 40 độ C chúng ta lại thường nghe tin ai đó bị cảm nắng, say nắng. Những người đó lại thường là những người lao động chân tay, làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Vậy cảm nắng là gì? Dấu hiệu nhận biết là gì?
1. Nguyên nhân gây cảm nắng
Cảm nắng hay còn gọi là say nắng là tình trạng sức khỏe bị mất nước, mất cân bằng điều hòa thân nhiệt. Tình trạng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và không thể hạ nhiệt. Khi cơ thể bị say nắng có thể gây ra những tổn thương cho não và các cơ quan khác. Thậm chí nếu không phát hiện kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
Cảm nắng hay say nắng được xem là một chấn thương nhiệt nghiêm trọng xuất hiện do tác động của nhiệt độ và sức nóng. Những người bị cảm nắng cần được cấp cứu y tế khẩn cấp.
2. Triệu chứng khi bị cảm nắng, say nắng
Theo BS CKI Huỳnh Văn Mười Một, Phó khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM thì say nắng có những triệu chứng như sau:
- Sốt cao, từ 39- 40 độ C trở lên
- Xuất hiện những thay đổi về trạng thái tinh thần hoặc hành vi, có thể xuất hiện tình trạng lú lẫn, mất kiểm soát tạm thời hoặc nói lắp
- Chóng mặt và choáng váng, cảm giác nôn nao và rất mệt mỏi, khó chịu
- Da khô, nóng hoặc đổ mồ hôi nhiều nhưng lại lạnh sống lưng
- Buồn nôn và ói mửa hoặc nôn nao, cồn cào ruột rất khó chịu
- Da ửng đỏ, nhiệt độ cơ thể nóng bừng và mạch đập rất nhanh
- Yếu cơ hoặc chuột rút có thể bị co giật
II. Lợi ích của rau má đối với người bị cảm nắng, say nắng
Rau má là một loại thảo mộc tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị cảm nắng, say nắng hiệu quả. Vậy rau má chữa cảm nắng có tốt không? Cùng xem các công dụng của rau má với cảm nắng, say nắng trong phần dưới đây:
- Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể: rau má có thể giảm các triệu chứng đau đầu, đau mắt, mệt mỏi đi kèm với chứng cảm nắng, say nắng
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: rau má giúp giảm đường huyết và huyết áp, giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu và có khả năng chấm dứt được cơn đau tim.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Rau má chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể đối phó với các tác nhân gây hại từ môi trường.
- Cải thiện tiêu hóa: rau má có nhiều chất xơ, giúp giảm táo bón và cải thiện chức năng tiêu hóa
III. 5 Cách chữa cảm nắng, say nắng bằng rau má rẻ mà hiệu quả
Cảm nắng và say nắng cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để tránh biến chứng xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Những trường hợp nặng như co giật, mạch đập nhanh cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế. Những trường hợp say nắng nhẹ có thể tự sơ cứu bằng cách giúp người bệnh hạ nhiệt như chườm khăn lạnh, lau mồ hôi tay chân, cho người bệnh nghỉ ngơi, uống trà gừng nóng ….
Ngoài ra, có thể sử dụng rau má để chữa cảm nắng tại nhà, với chi phí rẻ mà hiệu quả cao. Một số cách trị cảm nắng, say nắng bằng rau má như sau:
1. Dùng rau má tươi, mật ong/đường phèn
Lấy một ít lá rau má tươi rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố hoặc máy ép trái cây để lấy nước. Bạn có thể uống nước rau má hoặc sinh tố rau má ngay sau khi ép, có thể thêm đường hoặc mật ong và chanh để tạo vị ngon.
2. Nấu chè rau má
Có thể dùng rau má để nấu chè, thêm đường, sữa để tạo vị ngon. Chè rau má giúp giải độc, thanh nhiệt và bổ sung nước cho cơ thể. Bạn có thể uống chè này nhiều lần trong ngày để giúp giảm triệu chứng cảm nắng.
3. Rau má, hương nhu, lá tre, lá sắn dây
Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Nước 600ml. Sắc còn 300ml, uống 2 lần trong ngày, uống khi nước còn nóng.
4. Dùng rau má nấu canh, súp ăn
Nấu canh hoặc súp rau má ăn vào buổi trưa hoặc tối.
5. Các bài thuốc chữa cảm nắng, say nắng bằng rau má
Từ lâu đời, trong nhiều bài thuốc cổ phương, cây rau má đã là một thành phần quan trọng, dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy và kiết lỵ, bệnh vàng da, nôn mửa, đái buốt, trị mụn, viêm tiết niệu, suy giãn tĩnh mạch… Trong y học hiện đại rau má giúp chữa lành vết thương, kháng khuẩn, tăng cường trí nhớ, chống oxy hóa …
Nhờ những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, rau má được ứng dụng trong một số bài thuốc chữa cảm nắng, say nắng. Dưới đây là một vài gợi ý khi chữa cảm nắng, say nắng bằng rau má:
- Lấy khoảng 60g rau má tươi, 16g hương nhu, 16g lá tre, 16g lá sắn dây rửa sạch để ráo nước. Sau đó cho tất cả các loại lá này vào 600ml nước đun sôi cho tới khi cạn còn 300ml. Chia 300ml nước hỗn hợp trên thành 2 phần và uống 2 lần trong ngày. Nên uống khi còn nóng.
- Rau má kết hợp với lá nhọ nồi giã nát và vắt lấy nước cốt. Phần nước cốt để uống còn phần bã thì đắp lên trán. Cách làm này giúp nhanh chóng hạ cơn sốt khi bị cảm nắng.
- Xay rau má rồi lọc nước hoặc ép rau má lấy nước hòa cùng chút đường uống trực tiếp
IV. Lưu ý khi sử dụng rau má chữa cảm nắng
Ngoài ra, để chữa cảm nắng, bạn cần nghỉ ngơi, uống đủ nước và tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Nếu triệu chứng không giảm sau một thời gian dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Sau đây là một số tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má:
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Loại dược liệu này có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu việc chế biến không đảm bảo vệ sinh cũng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa
- Giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ sẩy thai: Phụ nữ dùng rau má trong thời gian dài có thể khó thụ thai. Quan trọng hơn, nếu bạn sử dụng trong thai kỳ, loại rau này có nguy cơ gây sẩy thai rất cao.
- Bệnh gan: Rau má có thể gây tổn thương gan. Những người đã bị bệnh gan như viêm gan nên tránh sử dụng loài cây này do có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
- Phẫu thuật: Sử dụng loài cây này có thể gây buồn ngủ nhiều nếu bạn kết hợp với thuốc dùng trong và sau phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
V. Cách phòng cảm nắng, say nắng
Để phòng ngừa say nắng, những người làm việc ngoài nắng nóng lâu, mọi người cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Khi nhiệt độ lên cao, nắng nóng gay gắt ở giờ cao điểm 11 – 15 giờ nên hạn chế hoạt động ngoài trời.
Ngoài uống nhiều nước, mọi người cần bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải. Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc
- quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
Chú ý, những bài thuốc chữa cảm nắng, say nắng bằng rau má chỉ có tác dụng trong các trường hợp say nắng nhẹ. Đối với những trường hợp nặng, đe dọa tính mạng cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.