Rau má trị ho có tốt không? 6 Cách dùng hiệu quả

Tác giả: admin 11 tháng 04 năm 2023 2458 lượt xem
Rau má trị ho

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhưng ho đôi khi còn là dấu hiệu của bệnh tật, chẳng hạn như lao phổi, ung thư phổi hoặc một tình trạng viêm trong cơ thể nghiêm trọng. Do đó, khi bị ho cần tìm kiếm ngay các giải pháp để kiểm soát tình trạng này.

Dùng rau má trị ho là một trong nhiều phương pháp được áp dụng phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về công dụng chữa ho của loại thảo dược này. Hãy cùng Vua Rau Má tìm hiểu về những cách trị ho bằng rau má trong bài viết dưới đây. 

I. Thông tin cơ bản về ho và các bệnh viêm đường hô hấp

Theo BSNT.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ho là phản xạ của cơ thể hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng ho kéo dài và không thể kiểm soát thì không còn được xem là bình thường nữa. Đó có thể là triệu chứng của những bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ quan như lao phổi, ung thư phổi hoặc một tình trạng viêm trong cơ thể nghiêm trọng.

Trị ho bằng rau má

Trị ho bằng rau má

Bác sĩ Thúy Hằng cho biết, nguyên nhân phổ biến nhất của ho ở người lớn là nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus cấp tính, còn được gọi là cảm lạnh thông thường và viêm phế quản cấp tính. Viêm phế quản cấp tính thường do virus nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra bệnh. Các nguyên nhân gây ho cấp tính phổ biến khác bao gồm:

  • viêm mũi xoang cấp tính, 
  • ho gà, 
  • đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 
  • viêm mũi dị ứng, 
  • hen suyễn, 
  • suy tim sung huyết, 
  • viêm phổi và thuyên tắc phổi.

II. Lợi ích của rau má đối với người bị ho

Theo các tài liệu đông y, rau má có tính hàn, vị đắng và cay, nhờ đó có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu viêm, giảm sưng đau, ngứa rát cổ họng. Vì vậy, loại thảo dược này thường được sử dụng trong trị ho khan, ho có đờm và các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm thanh quản…. 

Cây rau má

Cây rau má

Ngoài ra theo một nghiên cứu khoa học, rau má còn có tác dụng hỗ trợ làm lành các tế bào bị tổn thương, đặc biệt là các niêm mạc tại vùng hầu họng. Vậy nên, rau má mang lại hiệu quả tốt khi chữa trị viêm họng. 

III. 6+ Cách chữa ho bằng rau má an toàn, hiệu quả

Rau má trị ho đã được nhiều tài liệu y khoa đề cập. Đây là phương pháp trị ho an toàn và lành tính. Khi xuất hiện tình trạng ho mới chớm, ho ở thể nhẹ có thể áp dụng những cách chữa ho bằng rau má như sau:

1. Uống nước ép rau má

Lấy 1 nắm lá rau má và giã nhỏ, sau đó đổ vào nước sôi. Chờ cho rau má ngâm trong nước khoảng 5-10 phút rồi lọc lấy nước ép rau má. Bạn có thể thêm mật ong hoặc đường phèn để làm ngọt và thêm hương vị. Uống 2-3 lần một ngày.

Nước ép rau má

Nước ép rau má

2. Uống nước cốt rau má và muối

Sử dụng rau má rửa sạch cho vào máy xay và lọc lấy nước cốt. Cho vào cốc nước cốt rau má một chút muối hạt to. Khuấy đều cho muối hòa tan và uống. Duy trì mỗi ngày 1 cốc sau khoảng 1 tuần sẽ thấy hiện tượng ho thuyên giảm đáng kể,

3. Súp rau má

Hãy nấu 1-2 nắm lá rau má với 1 lít nước và một ít muối và ớt. Nấu cho đến khi rau chín, lọc lấy nước súp. Uống 2-3 lần một ngày.

4. Trà rau má

Lấy một ít lá rau má, đun sôi với nước khoảng 10-15 phút. Sau đó, lọc lấy nước trà và thêm mật ong hoặc đường phèn để làm ngọt. Uống 2-3 lần một ngày.

Trà rau má

Trà rau má

5. Dùng rau má tươi

Lấy một ít lá rau má tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 10 phút. Sau đó, nhai lá rau má và nuốt nước bọt. Bạn có thể nhai rau má nhiều lần một ngày.

6. Rau má kết hợp các thảo dược khác để trị ho lâu ngày

Bài 1:

Chuẩn bị: Rau má 30g, mộc hồ điệp 10g, nga bất thực thảo 20g

Cách làm: sắc các nguyên liệu trên với 500ml nước còn 100ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 10 – 30 ngày.  

Bài 2: 

Trong trường hợp ho có đờm, ho khan kéo dài thực hiện bài thuốc sau đây sẽ làm giảm khô rát và sưng đau vùng họng, giúp long đờm và tiêu đờm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn, tiêu viêm và thúc đẩy quá trình làm lành các niêm mạc bị tổn thương. 

Chuẩn bị: rau má, lá tre, lá chanh, quả dành dành khô, cam thảo, vỏ rễ dâu

Cách làm: 

  • Chuẩn bị 20g rau má tươi; lá tre và lá chanh mỗi vị 12g; vỏ rễ dâu 16g; quả dành dành khô và cam thảo mỗi vị 8g. 
  • Vỏ rễ dâu và quả dành dành rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao vàng. 
  • Rau má, lá chanh và lá tre rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó để ráo nước. 
  • Cam thảo rửa sạch. 
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 500ml nước. Đun lửa nhỏ cho đến khi còn lại 200ml nước. 
  • Chắt lấy nước để uống, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Nếu ho kéo dài quá lâu hoặc nặng, bạn nên đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán. Rau má chỉ được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ và không được thay thế cho thuốc.

IV. Lưu ý khi sử dụng rau má chữa ho

Khi dùng rau má trị ho, bạn cần lưu ý một số điểm sau để phát huy tối đa công dụng của vị thuốc này, cũng như tránh được các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

  • Không nên ăn hoặc uống rau má trên 40g mỗi ngày. 
  • Rửa sạch rau má trước khi sử dụng, vì loại rau này mọc bò trên mặt đất nên dễ nhiễm 
  • vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. 
  • Đối với phụ nữ có thai, người có tiền sử mắc tiểu đường hoặc đang dùng các loại thuốc trị bệnh thì không nên sử dụng rau má. 

Như vậy, hiệu quả rau má trị ho là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý tìm mua rau má đảm bảo chất lượng, đồng thời áp dụng theo những phương pháp đã được chia sẻ trong bài viết trên. Khi sử dụng, nếu thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường, thì cần ngưng dùng ngay.

X