Rau má có tác dụng gì? Tổng hợp đầy đủ công dụng của rau má
Rau má là loại cây được sử dụng nhiều trong nấu ăn, làm đẹp và chữa bệnh. Hiểu được rau má có tác dụng gì, phân loại, lợi ích, đối tượng sử dụng, liều dùng khuyến nghị và tác hại có thể có sẽ giúp bạn tận dụng tối đa những lợi ích của loại cây “nhỏ mà có võ” này trong đời sống hàng ngày.
Rau má là loại cây quen thuộc bởi chúng mọc ở nhiều nơi và có nhiều công dụng khác nhau. Ngoài việc dùng làm món ăn thì loại rau này còn có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp. Cùng tìm hiểu chi tiết về cây rau má trong bài viết dưới đây!
Thông tin thú vị về rau má:
|
Rau má là gì? Những điều cần biết
Rau má có tên khoa học là Ca asientellatica (L.), họ Hoa tán (Apiaceae). Trong đông y, rau má được biết đến với những tên gọi như tích tuyết thảo, lôi công thảo. Rau má tiếng Anh là Centella Asiatica, Gotu Kola.
Rau má vốn là cây mọc hoang. Với đặc điểm dễ sinh trưởng, khả năng phát triển mạnh mẽ nên nó có thể sống ở nhiều vùng miền khác nhau. Ở nước ta rau má được tìm thấy ở các nơi ẩm ướt như ruộng đồng, bờ mương, bờ kênh, thung lũng …
Rau má được trồng ở đâu?
Rau má mọc hoang ở khắp nơi, chủ yếu là những nơi đất ẩm ướt, pha cát hoặc đất sét.
Chúng thường mọc thành từng đám lớn và bò lan trên mặt đất tạo thành thảm xanh dày đặc. Vì vậy chúng ta có thể bắt gặp rau má ở khắp mọi nơi từ cánh đồng, ven đường, thung lũng, bờ sông, suối, triển đồi và ở cả trên núi đá. Thậm chí, chỉ cần ra đồng, bãi đất hoang là có thể tìm thấy loại rau quen thuộc này.
Từ khi có những nghiên cứu về thành phần, công dụng của nó, người ta bắt đầu khai thác các giá trị của rau má. Lúc này nguồn rau trong tự nhiên không đủ cung cấp, việc trồng rau má đã được thực hiện.
Rau má là loại cây có đặc điểm sống rất dễ dàng. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Đồng thời cây ít bị sâu bệnh tấn công. Nhờ có nhiều công dụng, loại rau này đang được nhân giống để trồng với số lượng lớn tại các nông trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tại Việt Nam, rất nhiều nông trường đã trồng cây rau má phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Không chỉ là rau xanh, cây rau má còn là dược liệu quý. Trong số các nông trường trồng rau má hiện nay thì nông trường Vua Rau Má tại Long An có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Hướng tới hoạt động xuất khẩu, nông trường triển khai canh tác rau má hữu cơ, đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn của Vietgap và Globalgap.
Bạn nên biết:
Cây rau má thường mọc thành đám trên các bãi đất hoang, bờ ruộng, dọc đường sắt, ven đường, nơi ẩm mát. Ngày nay người nông dân đã trồng nhiều rau má để làm rau ăn, thậm chí là kinh doanh tại các chợ rau quả. Nhiều nhất là ở vùng Thanh Hóa, sau đó là Long An, Bạc Liêu,… Theo chia sẻ kinh nghiệm, rau má sau khi gieo trồng thì sau 45 ngày là có thể thu hoạch |
Nguồn gốc và phân loại rau má
Là một cây rau, vị thuốc nhiệt đới thuộc họ Hoa tán. Nó có nguồn gốc từ các nước châu Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Tại Nam Phi và Madagascar loại rau này cũng rất phổ biến.
Về phân loại, rau má có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các loại rau má cùng thông tin chi tiết của từng loại.
Rau má ta (rau má mỡ)
Ứng dụng: Làm nguyên liệu trong các món ăn và thức uống. Ngoài ra nó là vị thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau.
Đặc điểm: Lá nhỏ, tròn, phiến lá có răng cưa, bề mặt màu xanh lục và nhẵn. Rễ được sinh ra từ các mấu và bò lan trên mặt đất. Hoa nhỏ màu trắng hoặc đỏ. Mỗi bông hoa có từ 1 đến 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ ở nách lá.
Giá: dao động khoảng 50.000đ/kg.
Rau má ta hay còn gọi là rau má mỡ, rau má dại, giả rau má, rau má sữa. Cây rau má ta có đặc điểm lá nhỏ, tròn, phiến lá có răng cưa. Cây thường mọc thành đám trên mặt đất. Rau má ta phù hợp với nhiều loại đất khác nhau và ưa ẩm ướt.
Đây cũng là loại rau má được sử dụng rộng rãi nhất trong các món ăn, vị thuốc nhờ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Rau má sữa được sử dụng để nấu canh rau má, gỏi rau má, làm sinh tố rau má, hay đắp mặt nạ giúp làm đẹp da. Khi bàn về các món ăn, bài thuốc từ rau má chính là nhắc đến loại rau má này.
Các đặc điểm, lợi ích, ứng dụng của loại rau má này sẽ được chia sẻ chi tiết ở các phần khác trong bài viết này!
Rau má Nhật (Xuất xứ từ Nhật Bản)
Ứng dụng: Trang trí không gian
Đặc điểm: So với cây rau má ta thì rau má Nhật có cọng mềm và lá mỏng hơn. Phiến lá rau to và có màu xanh thẫm. Rễ cây ăn sâu xuống đất và phát triển rất mạnh mẽ. Rau má Nhật có vị đắng nên không sử dụng làm món ăn, thức uống.
Giá bán: 18.000 đồng/1 gói hạt giống
Đây là rau má có nguồn gốc từ Nhật Bản. Cây có sức sống mãnh liệt với bộ rễ ăn sâu và mọc lan rất nhanh. Cây có khả năng chịu hạn, chịu úng rất tốt. Vì có vị đắng cho nên rau má Nhật không được sử dụng làm món ăn, vị thuốc. Theo chia sẻ từ báo Nông Nghiệp Việt Nam thì loài cây này là giống cây ngoại lai có hại, không có giá trị kinh tế cao mà ngược lại sự phát triển mạnh mẽ của nó cạnh tranh chất dinh dưỡng với các cây trồng khác.
Vốn là loại cây không được khuyến khích trồng đại trà. Việc diệt trừ rau má Nhật trong tự nhiên rất khó khăn và hiện tại chưa có biện pháp khả thi để tiêu diệt tận gốc loại cây rau má này. Bộ Nông Nghiệp khuyến cáo không nên sử dụng bất cứ bộ phận nào của nó để nhân giống.
Trong lĩnh vực trang trí, vì rau má Nhật có khả năng sống mạnh mẽ ở mọi điều kiện tự nhiên nên người ta trồng chúng để tạo thành những bức tường xanh. Ngoài ra, một số người còn trồng chúng trong các chậu cảnh nhỏ xinh để trang trí cho không gian làm việc.
Rau má hương (Cây thuỷ sinh)
Ứng dụng: Trang trí bể thủy sinh, bể cá cảnh, hòn non bộ.
Đặc điểm: Đây là loại cây rau má được trồng cả trên cạn và dưới nước nhưng phổ biến hơn vẫn là dưới nước. Lá cây nhỏ xanh đậm, cuống là dài. Hình dáng của nó giống như một chiếc ô xanh nhỏ rất xinh xắn. Rễ cây rất phát triển. Chỉ cần có đủ độ ấm và ánh sáng phù hợp cây sẽ đâm rễ và bò lan mạnh mẽ.
Giá bán: 40.000 đồng/1 chậu
Rau má hương hay còn gọi là rau má thủy sinh. Đây là loài cây thủy sinh đẹp có sức sống bền bỉ. Rau má hương có lá nhỏ, xanh đậm cùng khả năng sinh trưởng mạnh mẽ nên được trồng làm cảnh trong các bể thủy sinh, bể bán cạn. Ngày nay, nhu cầu sử dụng rau má hương để trang trí các bể cảnh ngày càng phổ biến nhờ khả năng bò lan mạnh mẽ của nó.
Rau má kiểng (Rau má đồng tiền)
Ứng dụng: Trang trí không gian, cây phong thủy
Đặc điểm: Lá cây xanh đậm, có hình tròn giống như hình đồng xu. Phiến lá nhẵn và không có lông. Cuống lá thẳng và có thể vươn dài 20cm. Rễ cây rau má kiểng phát triển rất nhanh và bò lan mạnh mẽ. Cây có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sống, kể cả thiếu sáng.
Giá bán: 99.000 đồng/chậu
Rau má kiểng hay còn gọi với tên khác là rau má đồng tiền. Nó có khả năng sống tốt cả trên cạn và dưới nước chỉ cần cung cấp đủ ánh sáng, dưỡng chất cho chúng.
Rau má kiểng thường được sử dụng để trang trí trong nhà. Lá của chúng xanh đậm và có hình tròn như đồng xu nên người ta coi nó như một cây phong thủy, tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng.
Đặc điểm tự nhiên của rau má
Trong tất cả các loại rau má kể trên thì cây rau má ta, hay còn gọi là rau má sữa có nhiều công dụng nhất. Do đó, trong những món ăn và bài thuốc làm bằng rau má chính là nhắc về cây rau má ta. Phần đặc điểm tự nhiên và các thông tin khác của rau má trong bài viết này sẽ tập trung khai thác về rau má ta.
Chi tiết cây rau má
Rau má thuộc loại cây thân thảo thanh mảnh. Theo Đông Y rau má có vị đắng, tính hàn và hơi cay. Nó có những đặc điểm nổi bật dưới đây:
- Thân và rễ: Cây rau má ta thuộc dạng thân mềm. Nó mọc bò thành đám trên mặt đất nhờ khả năng phân nhánh mạnh mẽ từ rễ.
- Lá: Lá rau có màu xanh đậm với phần cuống lá dài. Phiến lá hình thận hoặc gần tròn và có răng cưa.
- Hoa: Hoa rau má có hình tán đơn mọc ở nách lá. Hoa rau má nhỏ, màu trắng hoặc đỏ. Mỗi bông có 1 – 5 cánh hoa.
Những ai chưa từng thưởng thức loại rau này thường băn khoăn rau má có đắng không. Thực tế thì vị rau má hơi đắng nhưng không quá gắt. Đó là lý do vì sao rất nhiều người yêu thích các món ăn hoặc nước ép rau má.
Rau má bao nhiêu 1kg?
Do có nhiều loại rau má nên giá mỗi loại khác nhau. Rau má thường được dùng nhiều nhất là rau má mỡ, có giá khoảng 50.000đ/kg.
Thành phần trong rau má
Rau má có vitamin gì? Có những thành phần hoạt chất nào? Cùng tìm hiểu thành phần có trong 100gr rau má:
- Năng lượng: 20 kcal
- Đạm: 3,2g
- Carbohydrate: 1,8g
- Chất xơ: 4,5g
- Canxi: 229mg
- Sắt: 3,1mg
- Photpho: 2,4mg
- Vitamin C: 37 mg
- Vitamin B1: 0,14mg
- Vitamin B2: 0,15mg
- Vitamin PP: 1,2mg
- Beta-carotene: 1300 mcg
Ngoài ra rau má còn chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: Saponin, sterol, flavonoid, alcaloid, saccharide, triterpenoid…
Rau má có tác dụng gì? Lợi ích và cách dùng
Ngoài dùng làm món ăn hàng ngày thì rau má có thể được sử dụng như thực phẩm bổ sung. Theo đó, rau má còn được dùng làm sinh tố, nước ép, pha trà hoặc sử dụng như một chiết xuất tinh chất.
Đối với cơ thể, rau má có tác dụng tốt với nhiều cơ quan trong cơ thể con người, như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ hô hấp, tim mạch,… Đối với làn da, rau má có thể sử dụng ngoài da để trị nám, kháng viêm và nuôi dưỡng da trắng sáng.
Y học cổ truyền cho hay:
Rau má (Gotu Kola) có khả năng tăng cường trí não, chữa lành các vấn đề về da và thúc đẩy sức khỏe, gan và thận. |
Rau má có thể sử dụng dưới dạng ăn sống, xào hoặc nấu canh. Ngoài ra chúng ta có thể lựa chọn các sản phẩm từ rau má như bột rau má, nước ép rau má, sinh tố rau má hoặc mỹ phẩm rau má.
Một số công dụng nổi bật của rau má được liệt kê trong bảng sau:
Cơ quan / chức năng | Lợi ích |
Hệ tuần hoàn | Cường hóa thành mạch máu và mao mạch, ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn. |
Hệ tiêu hoá | Cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng |
Hệ thần kinh | Tăng cường thị lực, khả năng tập trung, hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
Điều trị lo âu, căng thẳng và trầm cảm. Hỗ trợ mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác. |
Hệ bài tiết | Kích thích cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. |
Hệ hô hấp | Trị ho. |
Bệnh liên quan tới tĩnh mạch | Giảm sưng và lưu thông khí huyết trong cơ thể, đặc biệt tốt với suy giãn tĩnh mạch.
Giảm các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp |
Các vấn đề về da | Trị mụn trứng cá, chống lão hóa, dưỡng ẩm, làm dịu da mẩn đỏ, chống viêm.
Kiểm soát bệnh chàm, bệnh vẩy nến, vết rạn da. Tăng tốc độ chữa lành, giúp ngăn ngừa sẹo và ngăn ngừa các vết thâm sau này. |
Sau đây là chi tiết về công dụng, lợi ích của rau má đối với sức khỏe và làm đẹp.
Công dụng của rau má với gan
Gan là một trong các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Nó đảm nhiệm mọi chức năng chuyển hóa. Do đó, lá gan khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Để giảm gánh nặng cho gan, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì việc sử dụng các thảo dược mát gan, giải độc có ý nghĩa rất lớn.
Trong số các loại thảo dược tốt cho gan thì rau má được biết đến nhờ tính mát, nên giúp giải độc gan vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, rau má còn được sử dụng trong việc chữa bệnh liên quan đến viêm gan mãn tính với các triệu chứng như da vàng sạm, lòng bàn tay nóng, thường xuyên đau vùng hạ sườn…
Một số bài thuốc dân gian sử dụng rau má cho chức năng gan bao gồm:
- Với những người bị nóng gan, gan tổn thương có thể kết hợp rau má với râu ngô nấu nước uống hàng ngày.
- Trường hợp viêm gan do virus, có thể sử dụng rau má tươi nấu với đường phèn uống 3 lần trong ngày khi đói sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh.
- Lấy 150g rau má tươi nấu với 500ml nước, đun đến khi còn lại 250ml, pha thêm một chút đường phèn.
- Chia đều uống 3 lần/ ngày khi đói bụng đem lại hiệu quả rất tốt.
- Uống liên tục trong 30 ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Trường hợp bị sốt, do rau má có tác dụng thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc…. nhờ vậy khi uống nước rau má, sinh tố rau má sẽ giúp hạ sốt, mát gan hiệu quả.
Tác dụng của rau má với hệ tuần hoàn
Rau má đóng hai vai trò lớn trong hệ tuần hoàn và cả hai vai trò này đều có lợi cho sức khỏe con người.
Theo các nghiên cứu thì chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch. Từ đó ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hoạt động của hệ tuần hoàn. Không những thế nó còn giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng. Nhờ vậy mà đảm bảo khả năng vận hành ổn định của các cơ quan trong cơ thể.
Rau má hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Trong rau má có chứa hoạt chất kháng viêm và chống oxy hóa. Nhờ vậy mà nó giúp làm lành các vết thương đường ruột và đại tràng. Sử dụng rau má còn hỗ trợ nhuận tràng rất tốt bởi trong rau má có hàm lượng chất xơ cao.
Công dụng của rau má đối với hệ thần kinh
Ở Trung Quốc và Ấn Độ từ 2000 năm trước, rau má đã được coi là thảo mộc tốt nhất cho hệ thần kinh. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng chỉ ra rằng loại rau này có khả năng ổn định hoạt động của các nơron thần kinh trung ương, thư giãn tâm trí và ngăn chặn tình trạng rối loạn thần kinh.
Do đó, sử dụng rau má dưới dạng trà rau má hoặc bột rau má sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, tinh thần nhẹ nhàng, đầu óc tỉnh táo đồng thời chống lại nguy cơ đột quỵ.
Cách dùng rau má giảm chứng mất ngủ: uống 300-680 mg chiết xuất rau má 3 lần/ngày trong tối đa 14 ngày/đợt.
Công dụng của rau má với chức năng nhận thức và điều trị bệnh Alzheimer
Nghiên cứu năm 2016 có so sánh tác dụng của chiết xuất rau má và axit folic trong việc tăng cường chức năng nhận thức sau đột quỵ. Kết quả cho thấy, mắc dù rau má và axit folic có lợi như nhau trong cải thiện khả năng nhận thức tổng thể, nhưng rau má có hiệu quả hơn trong việc cải thiện bộ nhớ.
Cách sử dụng rau má tăng cường khả năng nhận thức: Uống 750 – 1.000 mg rau má mỗi ngày tối đa 14 ngày/đợt cho hiệu quả đối với bộ nhớ.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2012 trên chuột cho thấy chiết xuất từ rau má có tác động tích cực đến những bất thường liên quan đến hành vi ở những con chuột mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách sử dụng rau má hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer: Dùng 30-60 giọt chất lỏng chiết xuất rau má 3 lần/ngày. Liều dùng có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất vì vậy luôn làm theo hướng dẫn trên bao bì.
Rau má cải thiện giấc ngủ, tăng cường trí nhớ |
Công dụng rau má với hệ bài tiết
Rau má giúp kích thích cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa nhờ quá trình bài tiết. Điều này giúp giảm áp lực hoạt động cho thận, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cân bằng dịch. Theo đó mọi người có thể uống nước rau má để giúp cơ thể thanh lọc và đào thải độc tố.
Cải thiện các bệnh liên quan tới tĩnh mạch
Các chuyên gia cho biết, rau má rất tốt cho bệnh nhân tĩnh mạch. Các thành phần của nó có thể giúp giảm sưng và lưu thông khí huyết. Những người sử dụng rau má theo chỉ dẫn của bác sĩ đều có kết quả giảm chứng chuột rút, đau nhức, mệt mỏi, sưng, phù chân. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra rặng, dùng khoảng 180mg rau má một ngày giúp giảm các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.
Giúp vết thương mau lành, giảm thiểu sẹo
Trong rau má chứa triterpenoids. Đây là hoạt chất có tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Do đó, khi bị thương hoặc sưng tấy, giã nhuyễn rau má và đắp lên da sẽ làm dịu vết thương nhanh chóng.
Cách sử dụng rau má làm lành vết thương: Bôi một loại thuốc mỡ có chứa 1% chiết xuất rau má vào vùng da bị ảnh hưởng nhiều lần/ngày hoặc theo hướng dẫn. Nếu vết thương sâu hoặc nghiêm trọng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Tác dụng của rau má với hệ hô hấp
Rau má có khả năng kháng viêm cực tốt. Nhờ vậy mà nó giúp làm dịu nhanh các cơn đau, sưng viêm đường hô hấp. Các trường hợp người bệnh bị viêm họng, viêm amidan, ho do viêm đường hô hấp sử dụng rau má đều cải thiện đáng kể. Vì lợi ích này mà nhiều nhà sản xuất dược phẩm đã sử dụng tinh chất rau má cho các sản phẩm trị ho, kháng viêm.
Rau má trị mụn, nám, sáng da
Chất saponin trong rau má được nghiên cứu có tác dụng kích thích sản sinh collagen giúp da đàn hồi mịn màng hơn. Không những vậy, nó còn giúp trị mụn, phục hồi tổn thương da hiệu quả. Vì vậy trị nám bằng cách đắp mặt nạ rau má hoặc mỹ phẩm chiết xuất từ rau má là cách làm đẹp da mặt tự nhiên an toàn và hữu hiệu.
Rau má giảm đau khớp
Rau má có đặc tính kháng viêm nên hữu ích trong việc điều trị viêm khớp. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2014 về viêm khớp do collagen gây ra ở chuột cho thấy uống rau má giúp giảm viêm khớp, ăn mòn xương và sói mòn sụn. Ngoài ra tác dụng chống oxy hóa của nó cũng có tác dụng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Cách sử dụng rau má giảm đau khớp: uống 300-680 mg chiết xuất rau má 3 lần/ngày trong tối đa 14 ngày/đợt
Ngoài các lợi ích trên, rau má còn có nhiều ứng dụng khác, cụ thể:
- Chữa tưa lưỡi trẻ em
- Chữa sỏi đường tiết niệu
- Chữa đau bụng đi phân lỏng. lỵ
- Cho phụ nữ hành kinh đau bụng, đau lưng (uống rau má để ra kinh nguyệt)
- Giải độc
- …
Đối tượng sử dụng – Ai nên và không nên sử dụng rau má?
Mặc dù là món ăn, vị thuốc có rất nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp sử dụng loại rau này.
Ai có thể sử dụng rau má?
Rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh. Ngoài ra nước ép rau má cũng rất tốt cho sức khỏe. Sau đây là những trường hợp nên dùng rau má:
- Những người bị nóng trong, thường xuyên nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Những người bị các bệnh lý khó ngủ, căng thẳng thần kinh.
- Những người bị rối loạn tiêu hóa do các bệnh lý liên quan đến viêm đường ruột và đại tràng.
- Những người bị vết thương ngoài da, cần làm dịu cơn sưng đau.
- Những người bệnh giãn tĩnh mạch
- Những người muốn cải thiện tình trạng nám da, muốn chăm sóc làn da trắng sáng.
- Những người bị nấm ngứa da đầu, viêm da.
Rau má kỵ với gì?
Mặc dù là loại rau mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những trường hợp dưới đây lại kỵ dùng loại rau này.
- Người bị tiểu đường, tăng cholesterol nếu sử dụng rau má sẽ khiến cho lượng cholesterol và lượng đường trong máu tăng cao.
- Không dùng rau má cho người bị tiêu chảy vì nó khiến cho bụng bị lạnh, tình trạng tiêu chảy càng nặng nề hơn.
- Những người cơ thể hàn không nên sử dụng rau má thường xuyên vì sẽ dẫn tới các bệnh lý như cảm lạnh, phong hàn.
- Không đi nắng ngay sau khi uống rau má vì trong rau má có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có thể gây mê man, bất tỉnh.
- Không uống rau má thay nước lọc vì có thể sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai.
- Không uống nước rau má trước và trong khi mang bầu bởi nó làm gia tăng sự co bóp tử cung, có thể dẫn tới sảy thai.
- Không sử dụng rau má khi đang dùng thuốc tây vì nó tương tác với thuốc làm giảm tác dụng thuốc, nhất là thuốc tiểu đường, thuốc trị bệnh mỡ máu.
Liều dùng và chỉ định – Rau má ăn bao nhiêu là tốt?
Rau má ngoài việc chế biến thành các món ăn, thức uống thì còn được bào chế dạng trà, thảo mộc khô hoặc viên nang, thuốc mỡ. Người sử dụng cần lưu ý liều dùng như sau:
- Trẻ em dưới 18 tuổi không được khuyến khích sử dụng rau má.
- Người lớn sử dụng với liều 60 – 450mg uống hàng ngày trong 4 – 12 tháng. Có thể tham khảo liều dùng như sau:
- Trà rau má sấy khô: 3 lần mỗi ngày.
- 90 đến 120 mg mỗi ngày với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
- Không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ.
- Những người mắc bệnh gan, ung thư không nên dùng rau má.
- Liều dùng một ngày tốt nhất là 1 cốc rau má tương đương 40gr rau má, tuy nhiên không nên sử dụng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn dùng lâu dài thì nên tạm ngừng ít nhất nửa tháng rồi sử dụng lại.
Khuyến cáo:
Không dùng rau má liên tục quá 6 tuần. Tốt nhất nên dùng dưới 1 tháng rồi nghỉ nửa tháng. |
Tác dụng phụ của rau má (nếu có)
Ngoài những tác dụng kể trên thì rau má có tác hại gì không?
Theo nghiên cứu, trong rau má có chứa nhiều thành phần dược lý. Vì vậy nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài có thể gây buồn nôn, đau dạ dày, nhức đầu.
Lưu ý khi sử dụng rau má
Để sử dụng rau má mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe cần lưu ý những điều sau đây:
- Không nên sử dụng quá 40g rau má mỗi ngày.
- Không nên dùng rau má quá thường xuyên để tránh bị tác dụng phụ của rau má gây ra. Tốt nhất không dùng rau má quá 1 tháng. Nếu muốn dùng trong thời gian dài cần phải dừng một thời gian mới được sử dụng tiếp.
- Nên rửa sạch rau má trước khi dùng vì rau má thường mọc hoang tại những khu đất ẩm ướt nên dễ nhiễm vi khuẩn và kim loại có hại cho cơ thể.
- Người có tiền sử bị tiểu đường, phụ nữ mang thai hoặc người đang sử dụng các loại thuốc tây chữa bệnh thì không nên dùng rau má.
Câu hỏi thường gặp khi dùng rau má
Dùng rau má có lợi ích gì?
“Rau má không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn và đồ uống hấp dẫn mà nó còn có tác dụng mát gan, giải độc, thanh nhiệt, chữa táo bón, hạ sốt, tốt cho người suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra thì loại rau này còn giúp an thần, chống suy giảm trí nhớ và kháng viêm, trị nám rất tốt.”
Có thể dùng rau má hàng ngày không?
“Câu trả lời là có. Tuy nhiên không nên dùng quá 40gr rau má mỗi ngày. Thời gian dùng rau má không nên quá 1 tháng liên tiếp.”
Có thể ăn rau má sống không?
“Rau má được sử dụng như một món salad. Lá và thân rau má có thể ăn sống hoặc được cắt thành từng miếng nhỏ và trộn với các loại rau khác. Tuy nhiên trước khi ăn cần đảm bảo rau có nguồn gốc sạch và an toàn. Cần rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bùn đất và vi khuẩn.”
Rau má có gây cao huyết áp không?
“Trong rau má có các hợp chất như manganese, zinc, các loại vitamin B1, B2, C, K… rất tốt cho sức khỏe. Nó có thể giúp cải thiện hệ tuần hoàn tĩnh mạch, mao mạch và bảo vệ thành mạch, tăng cường độ đàn hồi cho mạch máu, giảm mỡ máu. Vì vậy có thể nói rau má không gây cao huyết áp.”
Rau má có tác hại gì?
“Rau má về cơ bản không có tác hại gì. Việc lạm dụng hoặc dùng không đúng cách có thể gây nên một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu. Những trường hợp như phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy, bệnh nhân tiểu đường không nên dùng rau má.”
Dùng rau má có chống lão hoá không?
“Rau má chứa rất nhiều hợp chất Flavonoid và Madecassoside. Đây là những hợp chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm. Nhờ vậy, rau hóa được coi là “thần dược” chống lão hóa.”
Dùng rau má có tăng collagen không?
“Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng triterpenoids cao có trong rau má kích thích hình thành collagen. Hợp chất này làm thay đổi biểu hiện gen và kích thích sự tổng hợp collagen loại I giúp chữa lành vết thương và tăng collagen.”
Dùng rau má có kích thích mọc tóc không?
“Rau má đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố các nang tóc, tăng cường các mạch máu đến da đầu để nuôi dưỡng và kích thích phát triển nang tóc. Điều này giúp ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc nhiều hơn.”
Dùng rau má có hại gan không?
“Theo các chuyên gia bác sĩ, uống nước rau má giải độc gan rất hiệu quả, giúp thanh nhiệt, giảm mụn nhọt, rôm sảy, chữa bệnh viêm gan hoàng đản…. Tuy nhiên chỉ nên dùng rau má với lượng vừa phải. Việc lạm dụng rau má có thể gây ra các tác dụng phụ như đi tiểu nhiều, đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng.”
Rau má có chứa kim loại nặng không?
“Rau má có thể hấp thụ kim loại nặng từ đất. Người ta tìm thấy đồng tích tụ trong rễ và chì, mangan tích tụ tại lá rau má. Do đó, để đảm bảo an toàn khi dùng rau má cần xác định rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời đạt các tiêu chuẩn trồng rau má hữu cư, thuần tự nhiên.”
Bã rau má có tác dụng gì?
“Rau má sau khi xay hoặc giã lấy nước thì còn lại phần bã. Phần bã này có tác dụng làm dịu vết thương và dưỡng da. Do đó, chúng ta có thể tận dụng bã rau má đắp mặt hoặc đắp lên vùng vết thương sưng đau.”
Bé mấy tháng ăn được rau má?
“Cũng giống như các loại rau xanh khác, rau má cung cấp hàm lượng chất xơ cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó, trẻ từ 7 tháng có thể bổ sung rau má vào các món cháo, bột ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá 3 bữa rau má ăn dặm trong tuần để tránh bé bị lạnh bụng, ảnh hưởng tiêu hóa.”
Trên đây là những thông tin tổng hợp về rau má. Với nhiều tác dụng tuyệt vời, cây rau má đã được trồng quy mô ở nhiều nông trường trên khắp cả nước để cung cấp cho thị trường sản lượng lớn. Nổi bật nhất là Nông trường Vua Rau Má tại Long An được mệnh danh là thủ phủ rau má tại Việt Nam, cung cấp rau má hữu cơ chuẩn Vietgap, Globalgap phục vụ trong nước và xuất khẩu. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ những ứng dụng của rau má trong đời sống hàng ngày để có một cuộc sống khỏe tươi, vui hơn. Hãy cùng theo dõi nhé.