Cách chữa tiểu đường bằng rau má hiệu quả và những điều cần lưu ý để không biến chứng
Tiểu đường là bệnh không lây nhiễm nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu như không điều trị đúng cách. Để sống chung với căn bệnh này, ngoài thực hiện đúng phác đồ điều trị chuyên khoa thì người bệnh cần lựa chọn thực phẩm phù hợp. Trong số các cách chữa tiểu đường thì chữa tiểu đường bằng rau má được nhiều người biết đến và áp dụng.
Lợi ích của rau má đối với người mắc bệnh tiểu đường
Khi bị bệnh tiểu đường bên cạnh những nỗi lo về tình trạng bệnh lý thì người bệnh còn có những băn khoăn không nhỏ về chế độ ăn uống. Lựa chọn thực phẩm như thế nào để kiểm soát và duy trì đường huyết ở mức ổn định. Do đó, khi chọn bất cứ món ăn nào, người bị bệnh tiểu đường đều cân nhắc kỹ lưỡng. Đối với món rau má cũng vậy. Câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn được rau má không, công dụng của rau má với bệnh tiểu đường là gì luôn là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Sau đây là những tác dụng của rau má đối với bệnh nhân tiểu đường:
- Cung cấp chất xơ và ngăn ngừa tình trạng gia tăng đường huyết trong máu. Từ đó giúp người bệnh ổn định đường huyết hiệu quả.
- Biến chứng tiểu đường chính là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết cho bệnh nhân tiểu đường lâu năm. Sau đây là một vài tác dụng của rau má đến biến chứng mạn tính do bệnh tiểu đường:
- Rau má giúp cải thiện khả năng lưu thông máu trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.
- Theo một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân tăng huyết áp dùng rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng, thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân.
- Nhanh lành vết thương: Hoạt chất triterpenoids giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường tái tạo da và cung cấp lượng máu đến vùng bị thương.
Vậy nên, bệnh nhân tiểu đường type 2 lâu năm, sẽ ngăn chặn được các nguy cơ nhiễm trùng hay vết thương lâu lành khi sử dụng rau má thường xuyên.
Cách chữa tiểu đường bằng rau má an toàn, hiệu quả
Khi bị mắc tiểu đường ăn rau má thế nào cho đúng, làm sinh tố rau má cho bệnh tiểu đường như thế nào? Đó là những câu hỏi mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý.
Đối với rau má, bạn có thể dùng cách sử dụng đơn giản để trị tiểu đường như sau:
- Cách chế biến: Lấy lượng rau má tươi vừa dùng, rửa sạch, đem vào máy xay sinh tố xay nát. Sau đó lược bỏ xác và uống phần nước cốt, không cho thêm đường. Ngày uống khoảng 2 – 3 ly trước khi ăn 30 phút.
- Nước ép rau má tươi có tác dụng ổn định đường huyết hiệu quả và hỗ trợ ngăn chặn biến chứng mạn tính cho bệnh nhân tiểu đường lâu năm.
Tùy theo thể trạng người bệnh, mà bệnh nhân có thể điều chỉnh lượng rau má dùng đủ trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng rau má chữa tiểu đường
Rau má tuy được biết đến là một thảo dược được xem như “nguồn mạch sự sống” vì có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý các tác dụng phụ (có thể có) khi sử dụng rau má như sau:
- Trong một số trường hợp, rau má làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu. Vì vậy, những người có lượng cholesterol cao và bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý điều này và tránh lạm dụng rau má.
- Nên dùng rau má trong 6 tuần, không vượt quá;
- Rau má có thể dẫn đến sảy thai trong giai đoạn mang thai. Cho nên, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng rau má trong giai đoạn này.
- Rau má có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol. Cho nên, khi sử dụng rau má làm thuốc hay dùng làm rau ăn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ/ thầy thuốc Đông y.
- Rau má tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm…
Tóm lại, dùng rau má chữa bệnh tiểu đường có tác dụng ổn định đường huyết hiệu quả và các biến chứng đi kèm. Tuy nhiên, sử dụng với liều lượng hợp lý là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để bài thuốc phát huy được hiệu quả.