Mặt nạ rau má có tác dụng gì? Review 13 cách làm mặt nạ rau má tại nhà

Tác giả: admin 30 tháng 01 năm 2023 1189 lượt xem

Ngoài các tác dụng về thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm … thì rau má còn làm đẹp da hiệu quả. Đắp mặt nạ rau má có tác dụng dưỡng ẩm, trị mụn, làm mờ thâm nám. Từ đó nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp và trắng sáng.

Có nhiều cách làm mặt nạ rau má khác nhau. Chị em có thể đắp mặt nạ rau má nguyên chất hoặc kết hợp rau má với các nguyên liệu khác. Đây là phương pháp làm đẹp tại nhà an toàn và hiệu quả.

Đắp mặt nạ rau má có tác dụng gì?

Từ xa xưa, phụ nữ trên nhiều vùng và quốc gia trên thế giới đã biết sử dụng rau má chăm sóc da. Vì sao dùng mặt nạ rau má cho da? Công dụng đắp mặt nạ rau má là gì?

Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, rau má có chứa hợp chất Saponin bao gồm acid Brahmic và acid Asiatic. Đây là những hoạt chất  giúp tái tạo tế bào da mới, bảo vệ da khỏi tác động xấu từ yếu tố bên ngoài. Từ đó, giúp làm lành vết thương nhanh chóng, giảm mờ vết thâm sẹo do mụn gây ra. Đắp mặt nạ rau má mang lại rất nhiều lợi ích cho da, cụ thể:

  • Lưu thông mạch máu dưới da nhờ tác dụng của hoạt chất Triterpenoids trong rau má, từ đó tăng cường sức đề kháng trên da, giúp da chắc khỏe.
  • Ức chế sự sản sinh quá mức lượng collagen trong các mô sẹo, giúp làm mờ vết sẹo cũ trên da. 
  • Kháng viêm, làm da sạch sâu và thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa sự hình thành mụn.
  • Khả năng làm mờ nám, mờ vết thâm cũng là tác dụng của mặt nạ rau má. Có được công dụng tuyệt vời này là vì trong rau má có chứa hoạt chất saponin, Triterpenoids cùng các vitamin A, E, K…
  • Dưỡng ẩm, giúp duy trì độ ẩm trên da.
Trước và sau khi dùng mặt nạ rau má

Trước và sau khi dùng mặt nạ rau má

Mặt nạ rau má giá bao nhiêu?

Là nguyên liệu tự nhiên có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe làn da, các nhãn hàng mỹ phẩm đã chiết xuất rau má thành các sản phẩm làm đẹp, trong đó có mặt nạ rau má.

Tùy theo từng hãng sản xuất, thành phần và công dụng mà giá mặt nạ rau má có sự khác nhau, dao động từ 145.000 – 400.000 đồng. 

Ngoài mua mặt nạ rau má bán sẵn, chị em cũng có thể tự làm mặt nạ rau má tại nhà để tiết kiệm chi phí.

13 cách làm mặt nạ rau má tại nhà – Công thức hiệu quả nhất

Mặt nạ rau má hoàn toàn có thể tự làm tại nhà dựa vào rau má tươi hoặc bột rau má nguyên chất. Cách làm này vừa đảm bảo tác dụng chăm sóc da vừa giúp chị em chủ động và tiết kiệm chi phí. 

Ngoài việc sử dụng mặt nạ rau má nguyên chất thì chị em cũng có thể kết hợp các nguyên liệu làm mặt nạ rau má khác như sữa chua, mật ong, chanh … để gia tăng hiệu quả làm đẹp.

Công dụng Loại mặt nạ rau má
Trị mụn Mặt nạ rau má nguyên chất

Mặt nạ rau má + Muối

mặt nạ rau má + Trà xanh

Mờ thâm, trị nám Mặt nạ rau má + Sữa chua

Mặt nạ rau má + Nghệ

Trắng da Mặt nạ rau má + Nước cốt chanh

Mặt nạ rau má + Sữa chua

Mặt nạ rau má + Nha đam

Chống lão hóa Mặt nạ rau má + Sữa tươi

Mặt nạ rau má + Cà rốt

Thải độc, sạch da Mặt nạ rau má chùm ngây

Mặt nạ rau má + Cần tây

Chị em tham khảo cách làm mặt nạ rau má handmade, mặt nạ rau má mix trong phần dưới đây:

1. Mặt nạ rau má tươi nguyên chất: dành cho mọi loại da

Lợi ích: làm sạch da, trị mụn, cấp ẩm, tăng khả năng sản sinh collagen, loại bỏ thâm nám.

Phù hợp với: Là loại mặt nạ tự nhiên lành tính, phù hợp với mọi loại da, mọi đối tượng.

Cách làm mặt nạ rau má tươi nguyên chất: 

  • Chọn rau má tươi, sạch, không hóa chất. Rửa sạch loại bỏ bùn đất và ngâm cùng nước muối loãng trong 5 phút.
  • Vớt rau má ra rổ, để ráo nước sau đó cho vào máy xay, hòa cùng 1 chút muối hạt và nước, xay nhuyễn.
  • Lấy hỗn hợp đắp lên da khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

2. Mặt nạ rau má mix mật ong: trị mụn, sạm đen, vết thâm

Lợi ích: trị mụn, làm mờ vết thâm và liền sẹo.

Phù hợp với: Mặt nạ rau má mật ong thích hợp cho các đối tượng da mụn, sẹo thâm.

Cách làm mặt nạ rau má mật ong:

  • Lấy rau má tươi rửa sạch, loại bỏ bùn đất.
  • Giã nát rau má hoặc cho rau má vào máy xay nhuyễn.
  • Cho 1 thìa mật ong nguyên chất vào rau má, khuấy đều cho được hỗn hợp sệt.
  • Bôi hỗn hợp lên da trong khoảng 20 phút và rửa sạch với nước.
  • Áp dụng 1 tuần khoảng 2 – 3 lần.

3. Mặt nạ rau má sữa tươi: trắng mềm da, chống lão hóa

Lợi ích: làm mềm da, chống lão hóa hiệu quả. Đắp thường xuyên sẽ giúp chị em duy trì làn da trẻ trung, mịn màng.

Phù hợp với: Những chị em muốn trắng da, ngăn ngừa nếp nhăn. Đặc biệt, phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.

Cách làm mặt nạ rau má sữa tươi:

  • Rửa sạch rau má, loại bỏ lá vàng, úa. Chú ý chọn loại rau má sạch, không hóa chất, không thuốc trừ sâu.
  • Cho rau má và sữa tươi không đường vào máy xay nhuyễn.
  • Đắp hỗn hợp lên da mặt và để trong 20 phút rồi rửa sạch với nước.

4. Mặt nạ rau má muối: ngừa mụn, sạch mịn dạ, hút dầu

Lợi ích: giúp làm sạch da, khử khuẩn, hút dầu từ đó ngăn ngừa tình trạng mụn.

Phù hợp với: Loại mặt nạ rau má handmade này phù hợp với những người có nhu cầu ngừa mụn, làm sạch da và đào thải độc tố trên da. Chú ý những người bị mụn đang trong tình trạng viêm, loét thì không nên sử dụng.

Cách làm mặt nạ rau má muối trị mụn:

  • Chọn rau má tươi sạch và ngâm với muối loãng trong 5 phút.
  • Cho rau má và ½ thìa muối hạt to giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
  • Đắp hỗn hợp lên da trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước.

5. Mặt nạ rau má trà xanh: trị mụn, phục hồi da

Lợi ích: siêu phẩm mặt nạ trị mụn và làm sạch da cực hiệu quả, kháng viêm và chống oxy hóa, từ đó giúp phục hồi da, nhất là với những trường hợp da sau tổn thương.

Phù hợp với: các trường hợp da mụn, yếu, cần phục hồi sau tổn thương.

Cách thực hiện mặt nạ rau má trà xanh:

  • Lấy rau má tươi và lá trà xanh rửa sạch, để ráo nước. Có thể ngâm cùng nước muối loãng khoảng 5 phút để khử khuẩn.
  • Cho rau má, trà xanh vào máy xay nhuyễn.
  • Đắp hỗn hợp lên da mặt và để trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước.

6. Mặt nạ rau má, chùm ngây: thải độc, tái tạo da, ngừa mụn

Lợi ích: kháng khuẩn, ngừa mụn, nhanh lành vết thương. Kết hợp cùng các dưỡng chất trong chùm ngây sẽ giúp tái tạo da và ngừa mụn.

Phù hợp với: những trường hợp da mụn, da phục hồi sau tổn thương và những người làm việc trong môi trường khói bụi, hóa chất cần thải độc da.

Cách làm mặt nạ rau má chùm ngây:

  • Rau má và lá chùm ngây rửa sạch, để ráo nước. Có thể sử dụng bột chùm ngây. Nếu dùng bột chùm ngây thì không cần xay nhuyễn.
  • Cho 2 loại rau vào máy xay nhuyễn. Trường hợp dùng bột chùm ngây thì sau khi xay nhuyễn rau má, lọc lấy nước cốt rồi hòa cùng 1 thìa bột chùm ngây.
  • Đắp hỗn hợp lên da mặt và rửa sạch sau 15 phút.

7. Mặt nạ rau má sữa chua: sáng da, mờ nám, mềm mịn da

Lợi ích: sáng da, làm mờ thâm nám và giúp da mịn màng do sữa chua có chứa nhiều protein và các vitamin có tác dụng dưỡng ẩm và trắng da.

Phù hợp với: da khô, sạm nám, muốn cân bằng độ ẩm và làm sáng da.

Cách làm mặt nạ rau má sữa chua:

  • Rửa sạch rau má sau đó cho vào máy xay nhuyễn và thu phần nước cốt.
  • Cho 2 thìa sữa chua không đường vào nước cốt rau má khuấy đều.
  • Bôi hỗn hợp lên da và rửa sạch sau 20 phút.

8. Mặt nạ rau má diếp cá: sạch mụn ẩn, mờ nám

Lợi ích: kháng viêm, sát trùng, ngừa mụn ẩn, phục hồi da, mờ nám. Rau má và lá diếp cá đều có công dụng tuyệt vời trong thanh nhiệt, giải độc. Diếp cá còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, E cùng hoạt chất kháng viêm. Nhờ vậy, đắp mặt nạ rau má diếp cá giúp ngăn ngừa mụn ẩn và làm sáng da, mờ nám.

Phù hợp với: các trường hợp nóng trong, dễ bị mụn, mụn ẩn và có nám, tàn nhang.

Cách làm mặt nạ rau má diếp cá:

  • Rau má và diếp cá rửa sạch để ráo nước.
  • Cho cả 2 loại rau vào máy xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước cốt.
  • Thoa nước cốt đắp lên da và để trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước.

9. Mặt nạ rau má, nghệ: trị mụn, xóa thâm

Lợi ích: trị và ngừa mụn, tái tạo tế bào, mờ thâm. Nghệ có chứa nhiều thành phần curcumin có tác dụng tái tạo tế bào, chữa lành vết thương và ngừa mụn, loại bỏ vết thâm. Kết hợp rau má cùng nghệ tạo thành mặt nạ trị mụn, làm mờ sẹo thâm hiệu quả.

Phù hợp với: trường hợp cần hồi phục da sau mụn, trị sẹo thâm và ngừa mụn.

Cách làm mặt nạ rau má nghệ tại nhà:

  • Lấy rau má rửa sạch và giã nhuyễn lấy nước cốt. Nếu số lượng rau má nhiều có thể cho vào máy xay rồi lọc lấy nước cốt.
  • Hòa 1 thìa tinh bột nghệ vào nước cốt rau má.
  • Đắp hỗn hợp lên da mặt và rửa sạch sau 20 phút.

10. Mặt nạ rau má nha đam: dưỡng da trắng hồng, ngừa mụn

Lợi ích: dưỡng làn da trắng hồng, ngăn ngừa mụn hiệu quả nhờ các vitamin và dưỡng chất có trong nha đam và rau má.

Phù hợp với: Những người có vết thâm, muốn làm trắng da.

Cách làm mặt nạ rau má nha đam dưỡng trắng da tại nhà:

  • Rửa sạch rau má và nha đam sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
  • Lọc nước cốt và bôi lên da mặt trong khoảng 15 phút.
  • Rửa sạch lại với nước.

11. Mặt nạ rau má, nước cà rốt: sáng da, chống lão hóa

Lợi ích: nuôi dưỡng làn da trắng hồng, chống lão hóa. Cà rốt có chứa hàm lượng cao vitamin A, C, các hoạt chất chống lão hóa, giúp tăng sinh collagen và ngừa hình thành nếp nhăn trên da. 

Phù hợp với: mọi loại da, đặc biệt là những chị em ngoài 30.

Cách thực hiện: Công thức làm mặt nạ cà rốt rau má như sau:

  • Cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ. Rau má rửa sạch để ráo nước.
  • Cho cà rốt và rau má vào máy xay cùng 1 chút nước lọc, sau đó lọc lấy nước cốt.
  • Thoa nước cốt rau má cà rốt lên da và để nguyên trên da khoảng 20 phút sau đó rửa sạch với nước.

12. Mặt nạ rau má, lá gấc: trị mụn, đẹp da

Lợi ích: giúp da mịn màng, ngừa mụn hiệu quả. Tinh dầu lá gấc có chứa nhiều thành phần kháng viêm, giúp tái tạo da và làm mờ thâm nám.

Phù hợp với: phù với với nhiều loại da, nhất là làn da nhiều mụn ẩn và lỗ chân lông to.

Cách làm mặt nạ rau má lá gấc:

  • Cho rau má và lá gấc vào chậu nước muối loãng ngâm khoảng 5 phút.
  • Vớt 2 loại rau ra và cho vào máy xay nhuyễn.
  • Đắp hỗn hợp gồm cả bã và nước cốt lên da trong 15 phút rồi rửa sạch với nước.

13. Mặt nạ rau má thải độc: mặt nạ rau má cần tây

Lợi ích: giúp thải độc, duy trì làn da khỏe mạnh. Cần tây được biết đến là loại rau có khả năng thanh lọc, thải độc, cùng các vitamin và khoáng chất mang lại hiệu quả cao trong chăm sóc da.

Phù hợp với: những người nóng trong, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi cần thải độc và thanh lọc da.

Cách làm và đắp mặt nạ rau má cần tây:

  • Rửa sạch rau má và cần tây, có thể ngâm cùng nước muối loãng để khử khuẩn.
  • Cho cả 2 loại rau vào máy xay sinh tố sau đó lọc lấy nước cốt.
  • Bôi dung dịch nước cốt lên mặt và rửa sạch sau 20 phút.
Mẹo hay:

  • Nếu có phần bã rau má, có thể sử dụng để tẩy tế bào chết 2 – 3 lần/tuần giúp loại bỏ tế bào già cỗi, làm mềm da, dịu các vết sưng viêm.
  • Để tăng thêm hiệu quả với các phương pháp trên, chị em có thể kết hợp uống nước rau má để đảm bảo tăng chất dinh dưỡng từ trong ra ngoài.

Mặt nạ rau má mua ở đâu? Review top sản phẩm

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nhãn hàng mặt nạ rau má đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đông, nhất là khi xu hướng các sản phẩm thiên nhiên lên ngôi. 

Để mua mặt nạ rau má, khách hàng có rất nhiều kênh tiếp cận như đến trực tiếp các cửa hàng mỹ phẩm, các trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, mạng xã hội Facebook, Tiktok, và website… 

Dù khách có nhu cầu mua mặt nạ rau má Hà Nội, mặt nạ rau má TPHCM, mặt nạ rau má Hàn Quốc, mặt nạ rau má của Nhật, mặt nạ rau má sủi bọt … chỉ cần vài thao tác đặt hàng đơn giản là sẽ nhận được sản phẩm theo nhu cầu.

Dù mua theo hình thức nào thì cũng cần đặc biệt lưu ý về nguồn gốc sản phẩm và uy tín thương hiệu. Tốt nhất nên chọn mua của những hãng có tên tuổi, nguyên liệu rau má chuẩn organic, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

Một số nhãn hiệu mặt nạ rau má được khách hàng đánh giá cao như Mặt rạ Vua Rau Má, SKIN1004, Innisfree, La Roche Posay… 

Lưu ý khi đắp mặt nạ rau má

Khi dùng mặt nạ rau má một số người băn khoăn không biết dùng mặt nạ rau má handmade có tác dụng phụ không, đắp mặt nạ rau má như thế nào cho đúng cách … Để giúp việc chăm sóc da mang lại hiệu quả và an toàn, chị em cần lưu ý khi đắp mặt nạ rau má như sau:

  • Nên đắp mặt nạ rau má tươi ngay sau khi vừa thực hiện xong. Nếu muốn lưu trữ nước cốt cần bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản tối đa là 10 ngày.
  • Không nên lạm dụng đắp mặt nạ rau má quá nhiều, quá dày đặc. Thời gian sử dụng mặt nạ rau má tốt nhất là 2 – 3 lần trong 1 tuần, tối đa mỗi lần đắp mặt nạ là 20 phút.
  • Sau khi đắp mặt nạ rau má cần vệ sinh da mặt sạch sẽ để không làm bít lỗ chân lông.
  • Trường hợp thấy da bị ngứa hoặc kích ứng khi đắp mặt nạ rau má cần ngưng sử dụng.

Câu hỏi thường gặp về mặt nạ rau má

  • Đắp mặt nạ rau má bị ngứa, cần làm gì?

Khi đắp mặt nạ rau má mà cảm giác ngứa ngáy trên da, điều đó chính tỏ làn da của bạn nhạy cảm và bị kích ứng. Lúc này hãy dừng việc dùng mặt nạ rau má. Dù là nguyên liệu thiên nhiên, lành tính nhưng vẫn sẽ có những thành phần có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.

  • Có nên đắp mặt nạ rau má mỗi ngày?

Dù có nhiều tác dụng, an toàn và thân thiện theo đánh giá chung, tuy nhiên, chị em không nên đắp mặt nạ rau má mỗi ngày mà chỉ nên đắp 2-3 lần/tuần.

X